Phật tử nghẹn ngào khi về đảnh lễ và tiễn biệt Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Học Cắt Tóc Ở Hà Nội

Breaking News

Phật tử nghẹn ngào khi về đảnh lễ và tiễn biệt Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ tấm gương đầy phẩm hạnh

Ngay bên ngoài cổng chùa Ráng sáng 22/10, Ban lễ tang đã dựng rạp lớn, trang trọng đặt di ảnh Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Đức Pháp chủ GHPGVN để người dân vái vọng từ xa. 

Để tưởng nhớ công lao to lớn của Đức Pháp chủ đối với đạo pháp và dân tộc, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN quyết định tổ chức Lễ tang theo nghi thức cao nhất của GHPGVN. Lễ tang được tổ chức trang trọng, thành kính. 

Phật tử thập phương xúc động, tôn kính vái vọng trong Lễ tang Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Ảnh 1.

Sáng ngày 22/10, từng đoàn người vào tổ đình Viên Minh (chùa Ráng), xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội dâng hương viếng Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ. Ảnh: Cao Oanh

Ngồi bên hàng ghế dõi mắt nhìn đoàn người đứng bên ngoài thành kính vái vọng, bà Nguyễn Thị Minh Hải (82 tuổi, tổ 18, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội) không khỏi xúc động.

Phật tử thập phương xúc động, tôn kính vái vọng trong Lễ tang Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ. Clip: Cao Oanh

Chia sẻ với PV Dân Việt, bà Hải cho biết, cơ duyên biết đến ổ đình Viên Minh và Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ đến nay đã tròn 20 năm. Mặc dù sức khoẻ còn yếu sau trận ốm nặng nhưng khi nghe tin Đại lão Hoà thượng qua đời, bà Hải tỏ nguyện vọng muốn được về dâng hương tưởng niệm. 

Phật tử thập phương xúc động, tôn kính vái vọng trong Lễ tang Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Ảnh 2.

Ngay bên ngoài cổng chùa Ráng, Ban lễ tang đã dựng rạp lớn, trang trọng đặt di ảnh Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ để người dân vái vọng. Ảnh: Cao Oanh

Ngay từ 5 giờ sáng nay, đoàn của bà Hải gần 20 đạo tràng đi xe ô tô, hành trình khoảng 60km về chùa dâng hương, chiêm bái. Đoàn của bà Hải đi bộ từ ngoài đường đê khoảng 1km mới vào đến chùa 

"Cũng may dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát nên có cơ hội được về viếng Đại lão Hoà thượng lần cuối. Mọi năm, tôi cùng các Phật tử đến cúng dường trường Hạ và hầu như cả 10 lần xuống đều gặp Ngài Thích Phổ Tuệ đang lao động ngoài cánh đồng. Được nhiều lần lắng nghe Ngài răn dạy nên tình cảm dạt dào lắm. Dù cơ thể còn hơi mệt nhưng tôi cố gắng lần cuối đến tiễn biệt một bậc chân tu phẩm hạnh" bà Hải chia sẻ.

Phật tử thập phương xúc động, tôn kính vái vọng trong Lễ tang Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Ảnh 3.

Phật tử xúc động chiêm bái Đại đức Hoà thượng Thích Phổ Tuệ. Ảnh: Cao Oanh

Về đây, bao ký ức một thời ùa về trong tâm trí bà Hải. Bà nhớ như in 20 năm trước cùng đoàn Phật tử về dâng hương. Cả đoàn mang theo bao gạo đến chùa công đức phải đi qua đoạn đường lầy lội. Mọi người phải rất vất vả mới vào được bên trong.

"Lúc đó, cổng chùa Ráng được dựng bằng tre có gậy chống, nắp bể nước đan bằng tre. Sư trong chùa ăn cơm xong còn rửa bát dưới ao bèo ngay cổng vào. Tất cả bát úp lên mặt chõng tre. Khi ấy nhìn thương lắm, chúng tôi bàn nhau mua ít bát sứ về cho các thầy dùng. Cây đèn để thắp nến hỏng, Đại lão Hoà thượng đẽo ống tre để thay thế. Một năm sau đó chúng tôi đến cúng dường trường Hạ đã dâng lên một đôi đèn lễ khác", bà Hải chia sẻ.

Phật tử thập phương xúc động, tôn kính vái vọng trong Lễ tang Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Ảnh 4.

Bà Nguyễn Thị Minh Hải xúc động khi kể những ký ức về Hoà thượng Thích Phổ Tuệ. Ảnh: Cao Oanh

Gần như 10 lần bước chân đến chùa, bà Hải đều thấy Hoà thượng Thích Phổ Tuệ ngoài đầm sen đọc sách, khi thì làm việc ngoài ruộng đồng, là tấm gương đầy phẩm hạnh cho mọi người noi theo.

"Nói về Đại đức Hoà thượng Thích Phổ Tuệ thì không bút nào tả hết về đạo đức, tu học của Ngài để lại cho đời. Hạnh nguyện của Ngài sâu thẳm vô cùng, với trình độ chúng tôi chỉ mong học theo Hoà thượng một chút đỉnh thôi. Từ nhỏ Hoà thượng đã nương nhờ cửa Phật. Ngài chưa từng học qua một trường lớp chính quy nào. Tất thảy vốn kiến thức có được đều nhờ kiên trì tự học và là vị giáo phẩm nổi tiếng uyên thâm về Phật học và Hán học.

Tôi nhớ như in câu răn dạy của Đại lão Hoà thượng rằng, phải sống vì cái tâm, có tâm thì có tất cả, khi không có tâm thì không làm được gì cho đời cả. Khi có tâm nghèo khổ đến mấy vẫn độ được thân và độ được cả mọi người. Ngài dặn dò các Phật tử sống trên cõi đời này biết chia sẻ, biết ghi nhận và biết bao dung", bà Hải xúc động chia sẻ.

"Đại đức qua đời là tổn thất rất lớn cho tất cả Phật tử ở trong và ngoài nước"

Cả đời gắn bó với thôn quê, ruộng đồng... Hòa thượng Thích Phổ Tuệ tự nhận mình là một Lão nông Tăng, tức là nhà sư nông dân. Tại ngôi cổ tự này, hơn nửa thế kỷ qua, không có hòm công đức, không có cúng sao, đốt vàng mã, Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ thường nói với các đệ tử: "Trong chùa không nên có tiền, tôi không ở gần tiền được".

Phật tử thập phương xúc động, tôn kính vái vọng trong Lễ tang Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Ảnh 5.

Lễ tang Đại đức Hoà thượng Thích Phổ Tuệ được diễn ra trang trọng. Ảnh: Cao Oanh

"Với Ngài từ thủa ấu thơ tu hành đến bây giờ chưa hề nghĩ đến đồng tiền, không tiêu tiền và không cần tiền của thập phương tín thí. Thầy tự học, tự lo, tự nuôi các chư tăng. Tôi nghĩ trên thế gian này ít người làm được những điều to lớn như Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ", bà Hải chia sẻ thêm.

Phật tử thập phương xúc động, tôn kính vái vọng trong Lễ tang Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Ảnh 6.

Nhiều người dân đứng nán lại theo dõi Lễ tang Đại đức Hoà thượng Thích Phổ Tuệ. Ảnh: Cao Oanh

Cùng đoàn hật tử hơn 30 người đại diện đến dâng hương, bà Hoàng Thị Hợp (63 tuổi, xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) bày tỏ niềm xúc động. Theo bà Hợp, không chỉ mình và bất cứ ai gặp đều yêu quý Hoà thượng Thích Phổ Tuệ. Ngài là bậc chân tu chân chất, hiếm có trong cuộc đời này, các Phật tử gần xa rất tín ngưỡng, quý đức của Hoà thượng. 

Phật tử thập phương xúc động, tôn kính vái vọng trong Lễ tang Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Ảnh 7.

Người dân xúc động vái vọng, tụng kinh trước cổng tổ đình Viên Minh. Ảnh: Gia Khiêm

"Đại đức qua đời là tổn thất rất lớn cho tất cả Phật tử ở trong và ngoài nước. Nếu Hoà thượng còn sống trên cõi đời này ngày nào, mọi người sẽ được nương nhờ ân đức ấy. Hôm nay, do dịch Covid-19 Phật tử không được vào trực tiếp viếng được, rất náy náy. 

Thế nhưng được vái vọng Hoà thượng từ xa coi như tâm Phật tử được hoan hỉ. Cầu nguyện cho Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam được vãng sinh về Tây phương cực lạc. Mong Ngày sớm quay lại cõi Sa bà để hoá độ chúng sinh cho bách gia trăm họ, nhân dân tiến tu theo Phật có cuộc sống an lạc", bà Hợp bày tỏ. 

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, thế danh là Bùi Văn Quý, sinh ngày 12/4/1917 tại thôn Phùng Thiện, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ngài trụ trì chùa Ráng - tên dân dã của Viên Minh cổ tự ở xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, ven đê sông Hồng gần nơi giáp ranh với huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. 

Cả đời gắn bó với thôn quê, ruộng đồng, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ tự nhận mình là một Lão nông Tăng, tức là nhà sư nông dân.

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là bậc chân tu nổi tiếng tinh thông kim cổ, quảng bác, trọn đời sống thanh bần, ẩn dật ở chùa quê thanh tịnh, được sư tăng, Phật tử và người dân cả nước yêu mến suy tôn là "Thích Ca Mâu Ni" của Việt Nam.

Chuyên mục thực hiện theo Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về Dân tộc - tôn giáo năm 2021

No comments

Trung Tam Day Nghe Toc | Day Nghe Toc Gia Re | Hoc Cat Toc Ha Noi | Day Cat Toc Gia Re | Hoc Cat Toc | Hoc Cat Toc Co Ban | Hoc Vien Toc | Hoc Vien Toc Ha Noi | Day Cat Toc Nam Ha Noi | Day Cat Toc Nu Ha NoiDay Cat Toc Gia Re | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Tại Hà Nội | Nên Học Cắt Tóc Ở Đâu | Địa Chỉ Dạy Cắt Tóc | Trung Tam Day Nghe Toc Tai Ha Noi | Truong Day Cat Toc Ha Noi | Hoc Cat Toc Nam O Ha NoiHọc Cắt Tóc Ở Hà Nội | Dạy Nghề Uy Tín | Học Nghề Cắt Tóc Ở Đâu | Học Viên Tóc Hà Nội | Học Cắt Tóc Uy Tín Hà Nội | Hoc Cat Toc Chi Phi Thap | Day Cat Toc Co Ban Ha Noi